Kế hoạch phát triển công ty TNHH MTV Dịch Vụ Hàng Hải Hậu Giang giai đoạn 5 năm 2021-2025, định hướng đến năm 2030
monamedia
07/11/2023
Kỷ nguyên “trí thông minh số”
Chuỗi cung ứng sẽ bước vào kỷ nguyên “trí thông minh số”, điện toán đám mây, số hóa, tự động hóa… nhiều hơn.
Phần mềm sẽ giúp các công ty kiểm soát chi phí, giảm thiểu rủi ro và giải quyết các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ chuỗi cung ứng dự báo chính xác, ra quyết định tối ưu, mức độ hiển thị cao và kiểm soát tốt hơn. Bước vào năm 2023, các chuyên gia đưa ra bảy xu hướng phần mềm chuỗi cung ứng quan trọng.
Điện toán đám mây
Đây là xu hướng được dự đoán tăng tốc vào năm 2023. Ông Michael McCullough, Phó Chủ tịch kiêm lãnh đạo chuỗi cung ứng Capgemini cho biết: “Các công ty thường ít chấp nhận việc phần mềm đám mây chỉ được cập nhật vài năm một lần”. Ông cũng nhận thấy nhiều nhà bán hàng còn giúp bên cung cấp giải pháp công nghệ định hình mọi nâng cấp và tính năng mới của đám mây.
Các nhà cung cấp cũng đang tìm cách mới để nâng cao và cải thiện nền tảng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện đại. Cụ thể, họ sử dụng nhiều dịch vụ siêu nhỏ để hỗ trợ việc thích ứng, thay đổi, cập nhật và phát triển dựa trên hệ thống hiện có.
Theo ông Koray Kose, nhà phân tích cấp cao về chuỗi cung ứng tại Gartner, 99% các tổ chức có kế hoạch đầu tư vào công nghệ mới trong 5 năm tới. Trích dẫn “Khảo sát nhu cầu và mong muốn của người dùng công nghệ chuỗi cung ứng” gần đây của Gartner, ông Kose cho biết, các động lực chính đằng sau những sáng kiến này là nhu cầu hỗ trợ các mô hình kinh doanh hoặc hoạt động mới (36%), cải thiện khả năng phục hồi (35%) và nâng cao khả năng ra quyết định (35%).
Bỏ khoảng cách giữa kế hoạch và thực tế
Nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang sử dụng phần mềm để giảm thời gian xử lý những vấn đề phát sinh. Nói cách khác, họ muốn loại bỏ độ trễ giữa kế hoạch và khi triển khai.
Khi giảm được độ trễ, các công ty có thể quản lý tốt hơn hàng tồn kho, nhân sự và các nguồn lực khác theo nhu cầu. Để đạt được điều này, họ phải xác định các khu vực có khả năng chậm trễ và giải quyết vấn đề.
Giảm thiểu rủi ro
Theo ông Philip Vervloesem, Phó Chủ tịch cấp cao tại OMP USA, giảm thiểu rủi ro là mối quan tâm chính của các công ty hiện nay. Nhiều tổ chức đó đang sử dụng phương pháp lập kế hoạch không ranh giới để giải quyết điều này.
Đây là quá trình xây dựng khả năng phục hồi trong lĩnh vực logistics, tìm nguồn cung ứng, sản xuất… Sau đó sử dụng phương pháp thực thi chiến thuật để xác định và giảm thiểu rủi ro hiệu quả. Điều này còn giúp các công ty ứng phó với rủi ro theo cách thực tế hơn, thay vì chỉ đưa ra dự đoán.
Ông Vervloesem cho biết tự động hóa đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch không ranh giới, đòi hỏi sự cân bằng giữa con người và máy móc tự động. Vị chuyên gia cũng khẳng định, sự hợp tác và kết nối cũng rất quan trọng đối với các tổ chức công nghiệp.
Tag